tải go88

Toàn cảnh lực lượng đối lập Syria lật đổ Tổng thống Assad

Cập Nhật:2024-12-20 14:41    Lượt Xem:70

Toàn cảnh lực lượng đối lập Syria lật đổ Tổng thống Assad

tải go88 noi chien syria anh 1

Một liên minh các nhóm đối lập tại Syria - đứng đầu là Hayat Tahrir al-Sham - đã thay đổi tình hình chính trị tại Syria sau một thời gian dài bế tắc. Trong một đợt tấn công chớp nhoáng và bất ngờ, lực lượng đối lập chiếm giữ một số thành phố quan trọng chỉ trong vài ngày, thách thức trực tiếp Tổng thống Bashar al-Assad và kết thúc quyền lực của gia đình Assad sau 50 năm đứng đầu Syria.

Nội chiến Syria bắt đầu cách đây 13 năm vào năm 2011, khởi nguồn từ Mùa xuân Arab và leo thang thành một cuộc xung đột tàn khốc. Giao tranh liên quan tới các nhóm đối lập trong nước, các phe phái cực đoan và nhiều quốc gia trên thế giới.

Phe ông al-Assad nhận được hỗ trợ từ Nga và Iran, cùng lực lượng Hezbollah của Lebanon, trong khi lực lượng đối lập được hậu thuẫn bởi Mỹ và các quốc gia Arab giàu dầu mỏ như Saudi Arabia. Thổ Nhĩ kỳ cũng can thiệp chống lại lực lượng dân quân người Kurd.

Theo New York Times, xung đột đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người Syria và khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

Diễn biến gần nhất

Chỉ trong hơn một tuần, lực lượng đối lập chiếm được phần lớn vùng tây bắc Syria, vốn nằm trong tay chính phủ. Đầu tiên, họ giành được thành phố lớn nhất Syria, Aleppo, sau đó vài ngày tràn vào Hama và thành phố chiến lược Homs. Hôm 8/12, lực lượng đối lập tuyên bố giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus.

Những bên chiến đấu

Chính phủ Syria, do ông al-Assad lãnh đạo, đóng vai trò trung tâm trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011. Ông al-Assad, người lên nắm quyền vào năm 2000, là thành viên gia đình đã cầm quyền tại Syria từ năm 1970. Họ là người Alawite, một nhóm thiểu số có nguồn gốc từ Hồi giáo dòng Shiite.

Ban đầu, ông al-Assad tuyên bố mình là một nhà cải cách hiện đại, nhưng sau đó đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa trong Mùa xuân Arab, châm ngòi cho một cuộc nổi dậy trên toàn quốc.

Sau nhiều năm giao tranh, chính phủ Syria giành lại phần lớn lãnh thổ dưới sự giúp đỡ của Iran, Nga và lực lượng Hezbollah tại Lebanon. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các đồng minh của tổng thống Syria dường như bị phân tâm bởi nhiều cuộc xung đột khác.

noi chien syria anh 2

Các chiến binh phe nổi dậy tại Homs hôm 7/12. Ảnh: Reuters.

Vào đầu nội chiến Syria, các chiến binh thánh chiến thành lập Al Nusra Front để chống lại lực lượng ủng hộ ông Assad bằng hàng trăm vụ tấn công liều chết và nổi dậy. Nhóm này ban đầu có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), sau đó là Al Qaeda. Đến giữa năm 2016, Al Nusra Front cố gắng thoát khỏi gốc rễ cực đoan và liên kết với một số phe phái cho ra đời Hayat Tahrir al-Sham (HTS), có nghĩa là Tổ chức Giải phóng Levant.

Abu Mohammad al-Jolani - lãnh đạo Hayat Tahrir al-Sham - cho biết mục tiêu chính là “giải phóng Syria khỏi chế độ áp bức”. Ông tìm cách hợp pháp hóa hoạt động của nhóm bằng cách cung cấp một số dịch vụ cho cư dân địa phương tại thành trì Idlib.

Ngoài mặt, chính phủ Mỹ tỏ ra thận trọng với Hayat Tahrir al-Sham. Song bên trong, một số quan chức tin vào sự thay đổi của nhóm, bởi Washington biết giới lãnh đạo của Hayat Tahrir al-Sham hiểu rằng họ không thể hiện thực hóa tham vọng tham gia hoặc lãnh đạo chính phủ Syria nếu bị coi là một tổ chức thánh chiến.

Trong khi đó, các lực lượng từ nhóm dân tộc thiểu số người Kurd của Syria kết hợp chặt chẽ với Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS tại Syria, dưới ngọn cờ của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Sau khi IS bị đánh bại, các lực lượng do người Kurd lãnh đạo đã củng cố quyền kiểm soát các thị trấn phía đông bắc. Tuy nhiên, người Kurd tại Syria vẫn phải đối đầu với Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara coi họ có liên quan tới cuộc nội dậy đòi ly khai của người Kurd tại nước này.

Ngoài ra, Syria còn có nhiều lực lượng dân quân khác với chương trình nghị sự riêng biệt.

Thế lực nước ngoài nào có liên quan?

Kể từ khi nội chiến bắt đầu, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một số lần can thiệp quân sự xuyên biên giới vào Syria, chủ yếu chống lại các lực lượng do người Kurd Syria lãnh đạo. Thổ Nhĩ Kỳ hiện kiểm soát khu vực dọc theo biên giới phía bắc của Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ các phe phái như Quân đội Quốc gia Syria, một liên minh các nhóm đối lập vũ trang Syria. Giới phân tích nhận định Ankara đã ngầm chấp thuận cuộc tấn công do Hayat Tahrir al-Sham chỉ huy.

Nga là một trong những nước ủng hộ ông Assad mạnh mẽ nhất, cử quân đội và máy bay phản lực đến hỗ trợ chính phủ. Moscow cũng duy trì hiện diện quân sự chiến lược tại Syria với các căn cứ không quân và hải quân nhằm hỗ trợ các hoạt động quân sự trong khu vực.

Do xung đột Ukraine, giới phân tích cho rằng Nga đã không thể hỗ trợ chính quyền đương nhiệm nhiều như trước. Các đợt không kích của Nga làm chậm bước tiến của lực lượng đối lập dường như không hiệu quả.

noi chien syria anh 3

Lực lượng Mỹ tại Syria năm 2018. Ảnh: New York Times.

Syria là một phần cốt lõi trong "trục kháng chiến" của Iran, gồm Hezbollah, Hamas và Houthis ở Yemen với hy vọng làm suy yếu Israel và giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Iran tuồn vũ khí cho Hezbollah qua Iraq và Syria. Iran và Hezbollah đền đáp Syria bằng cách cử hàng nghìn người tới Syria củng cố phe ông al-Assad trong cuộc nội chiến.

Hôm 8/12, Iran sơ tán các chỉ huy quân sự và nhân sự khỏi Syria, một dấu hiệu cho thấy Tehran không còn khả năng giúp tổng thống Syria duy trì quyền lực.

Vai trò của Mỹ trong nội chiến Syria nhiều lần thay đổi. Chính quyền Barack Obama ban đầu ủng hộ phe đối lập trong cuộc nổi dậy chống chính phủ, cung cấp vũ khí và đào tạo quân sự. Sau khi IS trỗi dậy vào năm 2014, Washington tìm cách tiêu diệt nhóm khủng bố này bằng đòn không kích và hợp tác với người Kurd, sau đó ở lại đông bắc Syria với lý do ngăn IS trở lại.

Đến thời Tổng thống Donald Trump, ông cho rút bớt quân vào năm 2019, nhưng Mỹ vẫn duy trì khoảng 900 lính, tập trung tại các khu vực khoan dầu do người Kurd kiểm soát ở phía đông bắc và một đơn vị đồn trú ở phía đông nam gần biên giới Syria với Iraq và Jordan.

Về phần Israel, nước này chủ yếu không kích nhắm vào các mục tiêu của Hezbollah và Iran, đặc biệt là nhân sự cấp cao, các cơ sở sản xuất vũ khí và hành lang vận tải Iran sử dụng để chuyển vũ khí cho Hezbollah.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này,...



 




Powered by tải go88 @2013-2022 RSS sitemap HTMLsitemap

Copyright Powered by站群 © 2013-2024