Đến 2030, quận 1 là một trong bốn phân vùng thuộc tiểu vùng đô thị trung tâm của TP.HCM - Ảnh: LÊ PHAN
Theo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, đến 2030, không gian kinh tế - xã hội các quận huyện, TP Thủ Đức phát triển chia thành 3 tiểu vùng với 9 phân vùng. Cụ thể:
Tiểu vùng khu vực đô thị trung tâm giữ vai trò là hạt nhân thúc đẩy phát triển TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch TP.HCM, mục tiêu đưa 5 huyện vùng ven lên thành phốĐề xuất TP Thủ Đức là đô thị loại 1Đến năm 2030, tiểu vùng này bao gồm 16 quận, được chia thành 4 phân vùng, trong đó phân vùng 1 là quận 1; phân vùng 2 gồm các quận 3, 4, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận; phân vùng 3 gồm các quận 7, 8, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú; phân vùng 4 gồm quận 12, Bình Tân.
Tiểu vùng thành phố Thủ Đức là đô thị loại I, đô thị song hành giữ vai trò là cực tăng trưởng mới, đô thị sáng tạo, tương tác cao và hạt nhân thúc đẩy kinh tế - xã hội của TP.
Tiểu vùng khu vực ngoại thành gồm 5 huyện sẽ đẩy mạnh đô thị hóa, hình thành các đô thị vệ tinh kiểu mới, đáng sống, hỗ trợ cho sự phát triển của đô thị trung tâm, gắn kết với phát triển nông nghiệp, đô thị sinh thái và nông thôn mới.
Đến năm 2030, tiểu vùng này được chia thành 5 phân vùng gồm 5 huyện. Tầm nhìn đến năm 2050, tiểu vùng này được sắp xếp lại thành 4 phân vùng. Ranh giới các phân vùng trên sẽ được làm chính xác khi lập quy hoạch và đề án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã.
Các tiểu vùng, trung tâm và các hoạt động kinh tế - xã hội được liên kết thông qua 10 trục gồm 9 trục không gian chủ đạo và 1 trục không gian ven biển gồm:
Bốn trục Đông - Tây: trục ven sông Sài Gòn - Huỳnh Tấn Phát; quốc lộ 22 - Trường Chinh - Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Hữu Thọ; quốc lộ 13 - vành đai 2 - trục động lực phát triển mới phía tây Cần Giờ; tỉnh lộ 10 - vành đai 2 - trục qua Long An (song song quốc lộ 50).
Năm trục Bắc - Nam gồm: trục quốc lộ 1A (xa lộ Đại Hàn); trục qua sân bay (Phạm Văn Đồng - trục qua Long An); Võ Văn Kiệt; Nguyễn Văn Linh; Trần Đại Nghĩa - sân bay Long Thành.
Đồng thời hình thành trục kết nối mới ven biển phía Nam từ Tiền Giang qua Cần Giờ, TP.HCM đến Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai, phục vụ phát triển kinh tế biển.
Các tiểu vùng đô thị và các trục không gian phát triển theo cấu trúc không gian đa trung tâm. Trong đó khu vực đô thị trung tâm (16 quận nội thành) giữ vai trò là hạt nhân, đầu não và động lực tăng trưởng của toàn TP.HCM.
Thành phố Thủ Đức trực thuộc giữ vai trò là cực tăng trưởng mới; sắp xếp khu vực ngoại thành (5 huyện) trên cơ sở hình thành 5 đô thị vệ tinh đến năm 2030 và 4 đô thị vệ tinh tầm nhìn đến năm 2050, là những đô thị trực thuộc TP.HCM.
Phát triển nhà ở đô thị TOD, đô thị công nghiệpQuy hoạch TP.HCM cũng đưa ra phương án phát triển các loại hình nhà ở đa dạng, tỉ lệ các phân khúc phù hợp với nhu cầu của các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau.
Bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội theo quy định. Khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế thực hiện các dự án nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Quy hoạch, đầu tư xây dựng nâng cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các khu dân cư hiện hữu.
Phát triển các khu đô thị tập trung gắn với: mô hình TOD, các trung tâm sản xuất công nghiệp, các khu công nghệ cao. Khuyến khích, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia các dự án di dời, tái định cư nhà ở ven kênh rạch, các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.