Tàu hàng Nga bị chìm ở Địa Trung Hải sở hữu 'tính năng đặc biệt'
Ursa Major là tàu hàng lớn sở hữu những tính năng đặc biệt, khiến việc nó bị chìm là tổn thất lớn với ngành công nghiệp hàng hải của Nga.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/12 thông báo tàu hàng Ursa Major của nước này đã chìm ở Địa Trung Hải sau vụ nổ trong khoang máy, song chưa rõ nguyên nhân.
Cơ quan cứu hộ hàng hải Salvamento Maritimo của Tây Ban Nha cho biết đã nhận được tín hiệu khẩn nguy từ Ursa Major vào ngày 23/12, con tàu khi đó ở vùng biển cách thành phố Almeria khoảng 90 km. Hai tàu và một trực thăng được điều đến để ứng cứu.
Một tàu tuần tra Tây Ban Nha đã đón 14 thành viên thủy thủ đoàn từ xuồng cứu sinh và đưa họ đến thành phố Cartagena. Một tàu quân sự Nga cũng tới hỗ trợ, sau đó đảm nhận hoạt động cứu hộ. Bộ Ngoại giao Nga cho biết chưa tìm thấy hai thành viên mất tích của thủy thủ đoàn.
Giới chức Nga thông báo mở cuộc điều tra để xem xét khả năng có vi phạm về an toàn hàng hải, song không tiết lộ thêm thông tin.
Mẫu tàu hàng đặc biệt phát nổ tại Địa Trung Hải của NgaTàu hàng Ursa Major bị nghiêng trên biển trong video đăng ngày 24/12. Video: X/NOELreports
Bộ Ngoại giao Nga cho biết Ursa Major thuộc sở hữu của SK-YUG, chi nhánh của công ty vận tải và hậu cần Oboronlogistika. Doanh nghiệp này trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, song cũng cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần dân sự.
Theo trang web theo dõi hàng hải Marine Traffic, tàu Ursa Major có chiều dài gần 125 m và mớn nước 6, Dagacuasat Campuchia_ Một Hành Trình Khám Phá Lịch Sử và Văn Hóa7 m, Gem79 CNG Game Quốc Tế – Cảm Nhận Chơi Game Mới Mẻ Với Những Trải Nghiệm Đặc Sắc được đóng vào năm 2009, Game Poki miễn phí_ Khám phá thế giới giải trí vô tận! có lượng giãn nước khoảng 13.000 tấn.
Ursa Major thuộc lớp tàu vận tải hạng nặng, vừa được trang bị cầu dẫn để các phương tiện tự hành có thể lên xuống trực tiếp (Ro-ro),tải go88 vừa có cần cẩu để bốc dỡ hàng hóa dạng container theo chiều dọc (Lo-lo).
Đây không chỉ là tàu lớn nhất trong biên chế Oboronlogistika, mà còn là một trong số ít tàu Ro-ro/Lo-lo mà công ty này sở hữu. "Không có tàu hàng lớp Ro-ro/Lo-lo phổ thông nào lớn hơn nó", truyền thông Nga cho biết.
Tàu Ursa Major cùng chủ sở hữu bị Mỹ áp đặt trừng phạt hồi tháng 3/2022 vì cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa đến bán đảo Crimea. Kể từ đó, Ursa Major thường xuyên đến Syria để vận chuyển thiết bị quân sự cho lực lượng Nga đồn trú tại quốc gia Trung Đông.
Tuy nhiên, con tàu dường như đang làm nhiệm vụ khác vào thời điểm bị chìm. Nó khởi hành từ thành phố Saint Petersburg hôm 11/12 với điểm đến là cảng Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga.
Ursa Major đi qua eo biển Manche hôm 16/12 cùng một tàu hàng khác là Sparta và hộ vệ hạm Soobrazitelny của hải quân Nga. Tàu hộ vệ Type 23 của Anh đã bám đuôi nhóm tàu trong giai đoạn này, Bồ Đào Nha cũng điều máy bay tuần thám P-3C đến giám sát.
Tàu Ursa Major ở vùng biển gần Bồ Đào Nha hôm 22/12. Ảnh: Hải quân Bồ Đào Nha
Oboronlogistika tuần trước thông báo tàu Ursa Major phụ trách vận chuyển hai cần cẩu nặng 380 tấn để lắp đặt tại cảng Vladivostok, cùng hai nắp che nặng 45 tấn cho lò phản ứng hạt nhân của tàu phá băng Đề án 10510 đang thi công.
Lực lượng cứu hộ Tây Ban Nha dẫn lời các thuyền viên cho biết Ursa Major đang chở container rỗng và hai cần cẩu vào thời điểm bị chìm.
Theo Oboronlogistika, hoạt động vận chuyển là một phần trong nỗ lực của chính phủ Nga nhằm phát triển cầu cảng và Tuyến đường Biển phương Bắc, cho phép tàu bè cắt giảm hành trình tới các cảng châu Á 15 ngày so với tuyến vận chuyển qua kênh đào Suez.
Tạp chí Forbes của Mỹ nhận định những chiếc cần cẩu cồng kềnh có thể là nguyên nhân góp phần khiến Ursa Major bị chìm, do chúng nâng cao trọng tâm của tàu và khiến nó mất ổn định hơn. Tạp chí này nhận định vụ chìm Ursa Major có thể là tổn thất lớn với Oboronlogistika nói riêng và ngành công nghiệp đóng tàu Nga nói chung.
"Nhiệm vụ của Ursa Major là phục vụ các mục tiêu của chính phủ liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng cảng và Tuyến đường biển Phương Bắc. Vụ chìm tàu rõ ràng đã gây gián đoạn nỗ lực này", một blogger Nga nhận xét.
Phạm Giang (Theo AFP, War Zone, Forbes)