Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngăn chặn tham nhũng
Hà Nội11 tháng đầu năm nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đạt hơn 16 tỷ giao dịch với doanh số khoảng 270 triệu tỷ đồng, tăng 7,8 lần về số lượng so với 2019.
Ngày 24/12, thông tin được nêu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng, thanh toán không dùng tiền mặt là một trong 6 nhóm biện pháp cơ bản để phòng ngừa tham nhũng. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn cho hay khoảng 87% người trưởng thành tại Việt Nam đã có tài khoản thanh toán. Số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân là hơn 200 triệu, thẻ đang lưu hành đạt gần 160 triệu.
Ông Sơn đánh giá hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt giúp nâng cao tính minh bạch của các giao dịch trong nền kinh tế. Trong đó bao gồm các giao dịch chi tiêu của Chính phủ, góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa tham nhũng. Đây còn là công cụ quan trọng trong công tác phòng, chống rửa tiền, ngăn ngừa tẩu tán tài sản khi phát sinh tham nhũng.
Trong 5 năm, 147 người bị kỷ luật do kê khai tài sản không trung thực
Từ 2020 đến 2024, Thanh tra Chính phủ xác định có 147 người bị kỷ luật do vi phạm quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập sau khi xác minh 37.000 người. Như vậy số người bị phát hiện sai phạm chiếm 0,39% so với người bị xác minh.
Theo quyết định 70 của Thanh tra Chính phủ, trình tự xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ,Tìm hiểu về shbet7.com_ Cổng thông tin giải trí trực tuyến hàng đầu công chức được thực hiện qua 6 bước. Đầu tiên, Game Boc Club - Trải Nghiệm Thú Vị Cùng Những Trò Chơi Đầy Kịch Tính cấp có thẩm quyền lập tổ xác minh, Cách Hack ICA_ Tìm Hiểu và Lợi Dụng Hiệu Quả sau đó yêu cầu người được xác minh giải trình.
Tổ công tác xác minh tài sản, thu nhập sẽ ra kết luận rồi công khai kết luận. Thời gian xác minh không quá 115 ngày, trong đó, thời hạn xác minh là 45 ngày (có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày), thời hạn ban hành kết luận là 10 ngày và 5 ngày để công khai kết luận.
Theo Luật phòng, chống tham nhũng 2018 và Nghị định 130, Thanh tra Chính phủ được phân cấp kiểm soát tài sản thu nhập của những người có phụ cấp chức vụ từ 0,tải go889 trở lên đang công tác tại các cơ quan Chính phủ; người đứng đầu và cấp phó các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng thành lập hoặc phê duyệt điều lệ; người đứng đầu và cấp phó cũng như thành viên các cơ cấu lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước...
Ngoài kê khai tài sản, 5 năm qua cũng có hơn 2.900 cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý do vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Có 45 trường hợp nộp lại quà tặng với tổng số tiền hơn 739 triệu đồng.Ngoài ra, trong nhiệm kỳ có 264 người đứng đầu, cấp phó bị xử lý kỷ luật và 73 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong tại hội nghị. Ảnh: Thanh Tra
Tại hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đánh giá công tác phát hiện, xử lý phòng, chống tham nhũng thời gian qua có nhiều bước tiến đột phá. Các vụ án thể hiện rõ quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".Trong đó một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng được đánh giá cao như vụ Vạn Thịnh Phát, AIC, Phúc Sơn, Thuận An.
Người đứng đầu ngành thanh tra cũng nhận thấy Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành có một số quy định chưa phù hợp. Ví dụ, quy định công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị; chuyển đổi vị trí công tác; kiểm soát tài sản, thu nhập, nhất là các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác minh tài sản, thu nhập.
Ông cho rằng khi chưa sửa luật vẫn cần tiếp tục thực hiện nghiêm và tăng cường công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.