Aceh của Indonesia hồi sinh sau 20 năm thảm họa sóng thần
Một góc thành phố Banda Aceh hiện nay.
Ngày 26/12 của 20 năm trước, một thảm họa kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử đã xảy ra khi một trận động đất dữ dội 9,2 độ, gây ra sóng thần khủng khiếp ngay sau đó tàn phá các bờ biển dọc Ấn Độ Dương. Tỉnh Aceh của Indonesia là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Trong số hơn 230.000 người ở 14 quốc gia thiệt mạng vì thảm họa này, tỉnh Aceh có tới 170.000 nạn nhân. Ngoài ra, còn có hơn 93.000 người mất tích và thiệt hại tài sản ước tính trên 4,5 tỷ USD.
Cả một vùng rộng lớn ven biển của Aceh gần như bị san phẳng, cuốn trôi, cùng hơn 120.000 ngôi nhà, các công trình xây dựng, hàng nghìn km đường giao thông… ở Aceh chỉ còn là những đống đổ nát. Thảm họa thiên nhiên này được biết đến là một trong những thảm họa tàn khốc nhất trong lịch sử.
Làng Lampulo của Banda Aceh, chỉ cách bờ biển có cảng cá 1,8 km, là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa. Trong cái nắng chói chang của những ngày cuối năm 2024, những ngôi nhà nép mình bình an dưới bóng cây xanh mát dù vẫn ẩn chứa những câu chuyện và những con người đầy mất mát đau thương.
Một chiếc thuyền đánh cá bằng gỗ, nặng 20 tấn, với chiều dài 25 mét và rộng 5,5 mét khi đang neo đậu để sửa chữa đã bị sóng thần cuốn từ cảng cá và mắc lại lên nóc một ngôi nhà của một người dân như một bằng chứng về sức mạnh của dòng nước dữ. Có 59 người đã sống sót khi trèo được lên con tàu. Nằm giữa khu dân cư đông đúc, con tàu được giữ nguyên vị trí đặc biệt này và đã trở thành di tích lịch sử sau thảm họa.
Bà Atik, 61tuổi, dân làng Lampulo kể lại: Lúc sóng thần ập tới, bà đã đưa mẹ và con gái thứ 2 trốn trên 1 chiếc xe ô tô cùng nhiều người khác. Họ đóng chặt cửa xe để nước không tràn vào, Game Boc Club - Trải Nghiệm Thú Vị Cùng Những Trò Chơi Đầy Kịch Tính nhưng đợt sóng tiếp theo rất khủng khiếp, Cách Hack ICA_ Tìm Hiểu và Lợi Dụng Hiệu Quả tất cả đều bị cuốn phăng, Game Bài Thiên Địa – Trải Nghiệm Giải Trí Cực Đỉnh trôi dạt và va đập. Bà và con gái may mắn bám được vào ngọn dừa tiếp tục giằng co với nước dữ trong nhiều giờ, nhưng bà đã không bao giờ tìm thấy mẹ của mình.
Bà Bundiyah đường như còn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại khoảnh khắc đó. Bà chia sẻ không thể có thời gian để nghĩ về bất cứ điều gì vì nước ập đến quá mạnh như quả bom nước. Sóng lớn đã đẩy con tàu lên nóc nhà, những người đang cụm lại vì sợ hãi đã giúp nhau trèo lên tàu và đã may mắn thoát chết khi những đợt sóng rất lớn tiếp tục ập tới.
Dường như mỗi gia đình người dân Banda Aceh đều có câu chuyện đau thương và đều chịu những mất mát người thân trong thảm họa kinh hoàng đó.
Tại Bảo tàng Sóng thần Aceh ở trung tâm thành phố Banda Aceh, những ngày lịch sử này luôn đông khách tham quan. Trong đó có cả những người dân Banda Aceh tìm đến để nhắc nhớ về ký ức và để thấy mình may mắn.
Những bức ảnh về thiệt hại sau sóng thần được trưng bày tại Triển lãm ảnh “Hai thập kỷ ký ức và hy vọng” ở Bảo tàng Sóng thần Aceh. Ảnh: Đỗ Quyên/PV TTXVN tại Indonesia
Ông Muhammad Anshar, tác giả của 30 bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc tàn khốc ngay sau khi trận sóng thần xảy ra. Đó là những bức ảnh ông chụp trên mọi nẻo đường đi tìm vợ và con gái nhỏ mới 1 tháng tuổi bị mất tích trong cơn nước dữ. Ông chia sẻ: “Nỗi đau này không bao giờ tôi có thể quên, 20 năm qua và mãi mãi, nhưng nó cũng cho tôi một nghị lực sống”. Ông đã trở thành phóng viên ảnh từ sau thảm họa đó và hiện là Chủ tịch Hội phóng viên ảnh Indonesia tại Aceh.
Những bức ảnh của ông đang được trưng bày tại Triển lãm ảnh “Hai thập kỷ ký ức và hy vọng” trong khuôn viên Bảo tàng sóng thần Aceh, Indonesia nhân dịp kỷ niệm 20 năm thảm họa sóng thần 2004. Các bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc khốc liệt và đau thương khi thảm họa động đất và sóng thần ập đến.
Sau thảm họa, các nghiên cứu về thiên tai được tăng cường,go88 hit các biện pháp cảnh báo, đối phó sóng thần tại Aceh đã dần được thiết lập. Từ năm 2005 đến năm 2024, Google Scholar đã ghi nhận khoảng 1.000 công trình khoa học trên thế giới nghiên cứu về động đất và sóng thần ở Indonesia. Những nghiên cứu này đã cải thiện hiểu biết của thế giới về nguyên nhân và xu hướng động đất.
Những tổn thất quá lớn sau động đất, sóng thần ở Indonesia đã cho thấy nhu cầu cấp thiết về công tác phòng ngừa thảm họa. Ông Nara Setia Kalak, người đứng đầu Cơ quan Quản lý thảm họa Aceh, Indonesia cho biết, Hệ thống cảnh báo sớm sóng thần Indonesia (InaTEWS), do Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý (BMKG) quản lý, đã khuyến khích các hợp tác nghiên cứu địa chấn. Đến nay, hệ thống có 521 trạm địa chấn trải rộng khắp Indonesia, cho phép truyền dữ liệu động đất nhanh hơn đến người dân, đặc biệt là kịp thời cảnh báo sóng thần sau các trận động đất lớn.
Ông cho biết thêm, Aceh đã thiết lập được chương trình ứng phó sóng thần, lắp đặt các tháp cảnh báo sớm xung quanh thành phố Banda Aceh, xây dựng những tháp sơ tán cao tầng, có khả năng chống chịu tác động của nước, có sân bay trực thăng trên nóc để người dân có thể trú ẩn khi có cảnh báo sóng thần…
So với 20 năm trước, hiện nay chính quyền Aceh và người dân đã có những nhận thức đầy đủ hơn, chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với các thảm họa như động đất hay sóng thần. Thống đốc Aceh, Bustami Hamzah cho biết: “20 năm qua, chính quyền và người dân Aceh đã vượt qua đau thương và khó khăn để tái thiết. Cùng với những nỗ lực phi thường của chính mình, chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và hơn 50 quốc gia trên thế giới đã giúp chúng tôi. Aceh hiện nay đã mạnh hơn qua thử thách, đã phát triển và tương lai sẽ tốt đẹp hơn”.
Hàng năm, nhà thờ Baitulrraman tổ chức lễ cầu nguyện cho các nạn nhân sóng thần 2004.
Aceh của 20 năm sau trận sóng thần kinh hoàng đó, đã chủ động hơn, kiên cường và mạnh mẽ hơn trong ứng phó với thiên tai, có những nhận thức mới, ứng xử mới đối với cuộc sống cũng như là đối với môi trường. Và mỗi con người, mỗi chứng tích ở đây đều ẩn chứa những điều kỳ diệu lớn lao về sự phục hồi. Dường như những tổn thương sâu sắc trong thảm họa 20 năm về trước đã được “gói lại” để Aceh đứng lên, vừa chữa lành những vết thương, vừa xây dựng và phát triển.